Hội họa Việt Nam - không hết điều bí ẩn

05-11-2015

 Từ ngày 19 -10, tại Bảo tàng Mỹ thuật diễn ra một triển lãm quan trọng có tên“Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác”. Triển lãm trưng bày 67 bức tranh quý của hơn 30 họa sĩ trải dài từ thời Trường Mỹ thuật Đông Dương đến những năm xây dựng XHCN ở miền Bắc.

Từ ngày 19 -10, tại Bảo tàng Mỹ thuật diễn ra một triển lãm quan trọng có tên“Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác”. Triển lãm trưng bày 67 bức tranh quý của hơn 30 họa sĩ trải dài từ thời Trường Mỹ thuật Đông Dương đến những năm xây dựng XHCN ở miền Bắc.

Từ ngày 19 -10, tại Bảo tàng Mỹ thuật diễn ra một triển lãm quan trọng có tên“Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác”. Triển lãm trưng bày 67 bức tranh quý của hơn 30 họa sĩ trải dài từ thời Trường Mỹ thuật Đông Dương đến những năm xây dựng XHCN ở miền bắc.

Từ trước đến nay, giới mỹ thuật trong nước hầu như chỉ biết đến Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) như một nhà điêu khắc qua hai tác phẩm còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật. Cũng như câu chuyện ông là nghệ sĩ Việt kiều đầu tiên đến làm tượng chân dung Bác Hồ năm 1946 khi Người sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về hòa bình ở Việt Nam. Nhưng triển lãm này cho người xem một cái nhìn thật bất ngờ về con người hội họa của ông, với các bức sơn dầu trữ tình vẽ thiếu nữ, Truyện Kiều với ánh sáng và sắc lam đặc biệt.

Họa sĩ Lê Phổ (1907 - 2001) cũng vậy. Họa sĩ bậc thầy này được Bộ Văn hóa Pháp công nhận là danh họa quốc gia, danh sách các tác phẩm của ông được liệt kê, đánh số và cấm mang ra khỏi Pháp. Tác phẩm của ông cũng lập kỷ lục cao nhất về giá tranh của một họa sĩ gốc Việt (Bức “Nhìn từ đỉnh đồi” được nhà đấu giá Christie bán với giá 840.000USD năm 2014). Tại triển lãm lần này, người xem được “no nê” với sắc vàng nắng trong hàng chục bức sơn dầu vẽ thiếu nữ, tĩnh vật, hoa của người họa sĩ tài danh, sống xa Tổ quốc nhưng tấm lòng và nghệ thuật luôn hướng về quê hương. Người xem còn được chiêm ngưỡng những bức tranh lụa của họa sĩ vẽ lụa nổi tiếng Mai Trung Thứ (1906 - 1980). Hoặc là bức vẽ độc đáo của họa sĩ Vũ Cao Đàm, vẽ chân dung của Lê Thị Lựu (1911 - 1988), nữ họa sĩ đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Một vế là tác phẩm của những họa sĩ - nhà văn hóa đã “ra biển” và có những thành công, đóng góp không chỉ cho nghệ thuật nước nhà mà cả nghệ thuật thế giới. Còn vế bên kia của triển lãm là tác phẩm của các họa sĩ - chiến sĩ, hăng hái ghi lại những tác phẩm “nhật ký tạo hình” cuộc sống và chiến đấu, hy sinh của người trong nước như: Trọng Kiệm, Phan Thông, Lê Quốc Lộc… và rất nhiều họa sĩ “cổ điển” của thời kháng chiến. Xem lại các tác phẩm của họ, dù là sơn mài, sơn dầu, ký họa mầu nước hay chì, đều rất xúc động bởi sự trung thực và sinh động. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đánh giá đó là những tác phẩm “có giá trị thức tỉnh con người, và những người thức tỉnh đã bằng cách này hay cách khác gìn giữ chúng, trong những điều kiện gần như không thể”.

Tranh "Chuyện trò" của họa sĩ Vũ Cao Đàm.

Để công chúng có thể tận mắt chiêm ngưỡng một phần bộ sưu tập quý như vậy, phải kể đến công lao của nhà sưu tập Nguyễn Minh, người có công đi “lùng” các tác phẩm từ nhiều nhà đấu giá nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2010, sau khi đấu giá thành công bức “Chuyện trò” (Vũ Cao Đàm vẽ năm 1964) tại nước ngoài, ông đã chuyển hướng từ việc chơi đồ cổ chuyển sang sưu tầm tranh với ý thức giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc, đem nghệ thuật ta về cho dân ta xem. Cho đến nay, bộ sưu tập hơn 200 tác phẩm của ông trị giá tốn phí mua về đã lên tới tiền triệu USD, nhưng đáng quý nhất là chúng lại ở trong nước. Làm người đầu tư cho văn hoá thì luôn nhận được phần thiệt thòi về mình, vì đầu tư cho văn hóa thường không có lãi ngay lập tức. Bà Kim, vợ của nhà sưu tập Nguyễn Minh, kể lại rằng không hiếm lần có khi vợ chồng cãi nhau vì sự đam mê của chồng, tiền cứ vác đi, tranh đem về chật nhà mà chẳng thấy “hiệu quả”. Nhưng vì đam mê của chồng mà cuối cùng chị cũng hết lòng ủng hộ…


Thứ hai, là việc công phu lựa chọn, sưu tầm tư liệu mỹ thuật của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cùng các cộng sự. Họ mất hai năm trời nghiên cứu từ bộ sưu tập của Nguyễn Minh để viết nên bộ sách “Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác” (cũng là tên triển lãm) để giới thiệu với độc giả trong nước những giá trị cao từ của một “góc khác” của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Khiến cho những điều tưởng như đã được khẳng định lại trở nên không chỉ như thế, làm ta không hết ngạc nhiên, xúc động trước những giá trị tinh thần - nghệ thuật của các thế hệ cận kề mà chúng ta được nối tiếp.


Triển lãm kết thúc vào ngày 23-10. Đây có lẽ là sự kiện mỹ thuật gây sự hấp dẫn và có ý nghĩa lớn trong đời sống mỹ thuật từ đầu năm tới nay.

Theo Vũ Lâm/ngaynay.vn

Hợp tác cùng Thời Nay

Content1 (mobil)