Sinh ra tại Paris vào năm 1819 và học việc dưới sự hướng dẫn của Adolphe Picard, một thợ sửa đồng hồ lành nghề, Louis-François Cartier cuối cùng đã tiếp quản cửa hàng khiêm tốn của thầy mình vào năm 1847 và bắt đầu biến niềm đam mê chế tạo đồng hồ thành một công việc kinh doanh thực thụ. Để thu hút thêm nhiều khách hàng, Cartier đã mở rộng thiết kế và chế tác thêm nhiều mặt hàng trang sức đa dạng bên cạnh việc chỉ sản xuất đồng hồ.
Mặc dù hầu hết các dòng phụ kiện (không bao gồm đồng hồ) của Cartier đều được mua lại từ các nhà sản xuất khác, nhưng nhờ con mắt thẩm mỹ tuyệt vời, sắc sảo và kế hoạch phát triển thông minh, Louis-François Cartier đã nhanh chóng biến cửa hàng nhỏ của mình thành địa điểm mua sắm trang sức được yêu thích nhất của tầng lớp quý tộc Châu Âu. Sau một khoảng thời gian di dời địa điểm nhiều lần, ông quyết dịnh chọn đường Rue de la Paix tấp nập làm nơi định cư cuối cùng cho cửa hàng vào năm 1899.
Ảnh hưởng của tên tuổi Cartier và lượng khách hàng mà thương hiệu đang thu hút đã khuyến khích các nhà kim hoàn khác chuyển đến khu vực này. Không lâu sau đó, cửa hàng Cartier đã trở thành “ông vua”của khu buôn bán trang sức và thời trang cao cấp hàng đầu tại Pháp.
Trong suốt thời kỳ việc chế tác đồ trang sức của Pháp luôn tập trung vào thiết kế sang trọng, làm nổi bật sự quý phái của tầng lớp quý tộc Châu Âu. Louis-François đã mất rất nhiều công sức để tìm tòi và nghiên cứu nhằm xác định phong cách thiết kế riêng của Cartier, thứ sẽ giúp các sáng tạo của ông trở nên khác biệt so với nhiều đối thủ cạnh tranh.
Ông đã kết hợp vàng, men trong và đá quý vào những thiết kế của mình, tạo nên những bộ trang sức tinh xảo, độc đáo, khiến giới quý tộc phải tranh nhau săn đón. Vào thời điểm này, Cartier cũng đang cung cấp cho nhiều nhà trang sức khác những món đồ trang sức độc nhất vô nhị, và nhu cầu của khách hàng nguy cơ vượt xa khả năng cung cấp.
Việc mở rộng được thực hiện bởi Alfred (cháu trai của ông) , người đã gần như nắm quyền điều hàng và giám sát việc thành lập các cửa hàng ở New York và London, dù cho Louis-François vẫn duy trì phần kiểm soát việc kinh doanh cho đến vài năm trước khi ông qua đời vào năm 1904. Thương hiệu Cartier vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của gia đình cho đến năm 1964. Năm 1972, một tập đoàn đã mua lại thương hiệu và đưa Cartier trở thành là công ty hàng đầu về đồ trang sức cao cấp cho đến ngày nay.
Theo kyluc.vn