TOP 100 kỷ lục bất biến Việt Nam (P.88): Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) – Khu bảo tồn loài Sếu đầu đỏ đầu tiên tại Việt Nam

29-08-2022

(kyluc-top) – Vườn Quốc gia Tràm Chim là Khu Ramsar thứ tư của Việt Nam và thứ 2000 của thế giới. Với diện tích 7.588ha và được xem là Đồng Tháp Mười thu nhỏ với hệ sinh thái đặc trưng của vùng đất ngập nước. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm của thế giới, đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone) hay sếu cổ trụi.

Vườn quốc gia Tràm Chim – Đất lành của loài sếu đầu đỏ phương Đông

 

 

 

 

Tràm Chim có hệ sinh thái rất đặc biệt. Vườn quốc gia Tràm Chim, có diện tích 7.588 ha, thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.  Vườn quốc gia này rộng 7.500 ha, là khu đất ngập nước, được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ tư của Việt Nam. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước (trong đó có 13 loài chim quý hiếm của thế giới) Ở đây cũng có 130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẽ với nhau tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng.

 

 

 

Nhiều loài chim quý tại Vườn quốc gia Tràm Chim

 

Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi), được tái phát hiện ở Tràm Chim. Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii). Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới. Đàn sếu thường từ Campuchia bay về vườn kiếm ăn, trú ngụ từ tháng 12 đến khoảng tháng 5 năm sau rồi mới rời đi. Năm 1998, nơi đây trở thành Vườn quốc gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim

 

Sếu đầu đỏ phương Đông là loài lớn nhất trong họ sếu, rất nhậy cảm với sự thay đổi của môi trường. Sếu đầu đỏ có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ; vằn trên cánh và đuôi màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu màu xanh sừng, chân đỏ. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2 - 2,5 m, nặng 8-10 kg. Chúng có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ. 

Theo thống kê của hội sếu Quốc tế, Sếu đầu đỏ Phương Đông hiện nay còn khoảng đưới 1000 con. Với tình trang sinh cảnh sống bị thu hẹp do con người xâm lấn, biến đổi khí hậu làm cạn kiệt nguồn nước, cạn kiệt nguồn thức ăn đã và đang dần đẩy loài chim quý hiếm này đến bờ vực tuyệt chủng.

Tháng 3, năm 2016, VQG Tràm Chim và Hội Sếu Quốc tế (ICF) đã ghi nhận một cá thể sếu đầu đỏ được đeo vòng giám sát cách đây 18 năm đưa cả gia đình quay lại Tràm Chim. Đây là một tin vui không chỉ đối với giới bảo tồn, mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào của cả ban lãnh đạo và nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

 

 

 

Một cá thể sếu trong nhóm (thứ 3 từ trái sang), được Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã thế giới đeo vòng bảo tồn.
 

Ông Lê Thành Cư, Phó Giám đốc VQG Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), cho biết: "Để cân bằng hệ sinh thái, đơn vị đã triển khai các giải pháp giữ rừng tràm và đồng cỏ trong các khu vực của vườn nhằm thu hút và bảo vệ các loài chim, đặc biệt là sếu đầu đỏ - loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ thế giới và là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp. Việc sếu đầu đỏ tìm về là tín hiệu vui, cho thấy môi trường sinh thái cho sếu đang tốt lên".

 

Vườn quốc gia Tràm Chim  – TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022: Khu bảo tồn loài Sếu đầu đỏ đầu tiên tại Việt Nam

 

 

 

 

 
Chính bởi những giá trị đặc biệt đó của vườn quốc gia Tràm Chim, Trung tâm TOP Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings đã quyết định đề cử vườn quốc gia Tràm Chim vào TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022: "Khu bảo tồn loài Sếu đầu đỏ đầu tiên tại Việt Nam". Đây là hành trình tìm kiếm và đề cử Top 100 Kỷ lục Việt Nam không thể thay thế được, từ đó góp phần quảng bá các giá trị đặc biệt của đất nước và con người Việt Nam nói chung cũng như các giá trị của từng địa phương nói riêng. 

Hành trình sẽ kéo dài đến cuối năm 2022 và kết thúc bằng sự kiện Hội ngộ Top Việt Nam lần thứ I, tại sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings, Trung tâm TOP Việt Nam sẽ trao chứng nhận Top 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022 đến các địa phương. 

Mọi thông tin xin gửi về:

Ban quản lý Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022.

Email: noidungtopplus@gmail.com

Ms Diệu Phi (Quản lý hành trình) - 0333108555 

Trung tâm Top Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings

 

 

Diệu Phi (tổng hợp và biên tập, nguồn hình Internet)


 

Content1 (mobil)